Các dạng đột biến điểm Đột_biến_điểm

Dựa vào hậu quả dịch mã

Các đột biến điểm được phân chia thành ba dạng chính, nếu căn cứ vào hậu quả (hình 1):

Dựa vào nội dung đột biến

Hình 2: Các dạng đột biến điểm.* dạng thế (substitution);* dạng mất (deletion);* dạng thêm (insertion).

Nếu dựa vào kiểu nucleotit biến đổi ở đột biến điểm, thì phân chia thành ba dạng (hình 2).

  • Đột biến thế: một (hoặc một cặp) nuclêôtit bị thay thế bởi một (hoặc một cặp) nuclêôtit khác.
  • Đột biến thêm: một (hoặc một cặp) nuclêôtit được thêm (chèn) vào vị trí nào đó trong chuỗi (hoặc cặp chuỗi) pôlinuclêôtit.
  • Đột biến mất: một (hoặc một cặp) nuclêôtit ở vị trí nào đó trong chuỗi (hoặc cặp chuỗi) pôlinuclêôtit bị mất đi (bị xoá khỏi chuỗi). Hai dạng sau cùng thường gọi chung là đột biến thêm bớt.

Dựa vào kiểu chuyển đổi bazơ ở dạng đột biến thế

Hình 3: Đột biến tương hỗ thuận - nghịch: Transition và transversion.

Khi đột biến điểm dạng thế làm một bazơ này bị thay bằng một bazơ nitơ khác, thì phân chia thành: thế cùng kiểu (transitions) và thế khác kiểu (transversions). Các thuật ngữ và dạng này do Ernst Freese đưa ra từ năm 1959.[8][9]

  • Trong đột biến thế cùng kiểu (transitions), thì bazơ nitơ cùng nhóm (purin hoặc pirimiđin) thay thế cho nhau, như A thay thế cho G hoặc ngược lại (chữ đỏ và mũi tên đỏ ở hình 3).
  • Trong đột biến thế khác kiểu (transversions) thì bazơ nitơ khác nhóm thay thế nhau, như G thay thế vào vị trí của T (chữ xanh và mũi tên xanh ở hình 3.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đột_biến_điểm http://adsabs.harvard.edu/abs/1959PNAS...45..622F //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC222607 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16590424 //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2009/MB_cgi?mode=&term=... //dx.doi.org/10.1016%2FS0022-2836(59)80038-3 //dx.doi.org/10.1073%2Fpnas.45.4.622 https://sante-medecine.journaldesfemmes.fr/faq/394... https://www.genome.gov/genetics-glossary/Point-Mut... https://biologydictionary.net/point-mutation/ https://www.biology-online.org/dictionary/Point_mu...